CLOSE ✕
Get in Touch
Thank you for your interest! Please fill out the form below if you would like to work together.

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Tìm hiểu về Ecommerce – thương mại điện tử

LynkSif
|
Startups
|
Jul 20, 2020

Ecommerce – thương mại điện tử là mua bán hàng hóa dịch vụ, chuyển tiền, dữ liệu để thực hiện các giao dịch trên Internet . Thương mại điện tử thường được dùng để chỉ việc bán sản phẩm trực tuyến. Nhưng nó cũng có thể dùng để chỉ bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được hỗ trợ qua Internet.
Trong khi kinh doanh điện tử đề cập đến tất cả các khía cạnh của việc vận hành một doanh nghiệp online. Thương mại điện tử đề cập cụ thể đến giao dịch hàng hóa và dịch vụ.
Thương mại điện tử phát triển đã giúp việc tìm kiếm, buôn bán sản phẩm cho sản phẩm dễ dàng. Những người làm việc tự do, các doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn lớn đều được hưởng lợi từ thương mại điện tử. Cho phép họ bán hàng hóa và dịch vụ của mình với quy mô lớn hơn nhiều so với buôn bán truyền thống.

Khái niệm về thương mại điện tử

Các loại kinh doanh thương mại điện tử

Có nhiều cách để phân loại các trang web thương mại điện tử. Bạn có thể phân loại chúng theo các sản phẩm/ dịch vụ, các bên giao dịch hoặc nền tảng hoạt động.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cả hai khía cạnh về các loại trang web thương mại điện tử.

Phân loại doanh nghiệp thương mại điện tử theo sản phẩm/dịch vụ

Hãy bắt đầu với các sản phẩm và dịch vụ thường được bán online. Dưới đây là các loại thương mại điện tử theo những gì họ kinh doanh.

Cửa hàng bán hàng hóa vật chất

Đây là những nhà bán lẻ trực tuyến điển hình. Chúng có thể bao gồm các cửa hàng may mặc, kinh doanh đồ gia dụng và cửa hàng quà tặng,… Các cửa hàng bán hàng hóa vật chất trưng bày các mặt hàng trực tuyến. Họ cho phép người mua sắm thêm những thứ họ thích vào giỏ hàng ảo của mình. Sau khi giao dịch hoàn tất, cửa hàng thường giao đơn đặt hàng tới cho người mua hàng. Mặc dù ngày càng nhiều nhà bán lẻ đang thực hiện các sáng kiến như lấy hàng tại cửa hàng. Một số ví dụ về các cửa hàng kinh doanh theo kiểu này là Warby Parker, Bonobos và Zappos.

Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ cũng có thể được mua bán trực tuyến. Những người tham gia vào loại hình này là các chuyên gia tư vấn, nhà giáo dục, người làm việc tự do,…
Quá trình mua dịch vụ phụ thuộc vào người kinh doanh. Một số cho phép ta mua dịch vụ của họ ngay từ trang web hoặc diễn đàn của họ. Một ví dụ về điều này là Fiverr.com – một thị trường tự do. Khách mua dịch vụ từ Fiverr phải đặt hàng trên trang web trước khi người bán cung cấp dịch vụ của mình.
Mặt khác, một số nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu người mua liên lạc với họ trước (ví dụ: đặt tư vấn) để xác định nhu cầu. Công ty thiết kế web Blue Fountain Media là một ví dụ về doanh nghiệp thực hiện điều này.

Các sản phẩm kỹ thuật số

Về bản chất, hình thức kinh doanh này có tính kỹ thuật số cao. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều thương gia bán hàng điện tử trực tuyến. Các loại sản phẩm điện tử phổ biến gồm sách điện tử, khóa học online, phần mềm, đồ họa và hàng hóa ảo.
Ví dụ điển hình cho loại kinh doanh này là Shutterstock (trang web bán ảnh gốc) và Udemy (diễn đàn khóa học trực tuyến).

Xem thêm: Bỏ túi bí kíp kiếm tiền trực tuyến hiệu quả tại nhà

Phân loại thương mại điện tử theo các bên liên quan

Một cách hiệu quả khác để phân loại các trang web thương mại điện tử? Nhìn vào các bên tham gia giao dịch. Các loại hổ biến là:

Doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C)

Giao dịch xảy ra giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong loại kinh doanh online này, doanh nghiệp và người tiêu dùng là hai đối tác chính.  Các doanh nghiệp là những người bán sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng.
Bán lẻ trực tuyến thường hoạt động trên mô hình B2C này. Các nhà bán lẻ như Walmart, Macy, và IKEA là những ví dụ về B2C.

Doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B)

Như tên gọi, thương mại điện tử B2B liên quan đến các giao dịch được thực hiện giữa hai doanh nghiệp. Bất kỳ công ty nào có khách hàng là các doanh nghiệp khác thì hoạt động theo mô hình B2B.
Ví dụ là Xero – một phần mềm kế toán trực tuyến cho các doanh nghiệp nhỏ và ADP- một công ty xử lý tiền lương

Người tiêu dùng đến doanh nghiệp (C2B)

Mô hình này xảy ra khi người tiêu dùng bán hoặc đóng góp giá trị tiền tệ cho doanh nghiệp. Nhiều chiến dịch cung cấp dịch vụ cộng đồng thuộc thương mại điện tử C2B.
Soma – doanh nghiệp bán bộ lọc nước thân thiện với môi trường là ví dụ về công ty hoạt động B2C. Năm 2012, Soma đã phát động một chiến dịch Kickstarter để tài trợ cho việc sản xuất sản phẩm của họ. Dự án đã thành công và Soma tiếp tục quyên góp được $ 147,444.

Các loại hình khinh doanh thương mại điện tử

Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

Như ta có thể đoán, hình thức kinh doanh C2C xảy ra khi mua và bán xảy ra giữa hai người tiêu dùng. C2C thường diễn ra trên các thị trường trực tuyến như eBay. Trong đó một cá nhân bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người khác.

Chính phủ với doanh nghiệp (G2B)

Giao dịch G2C diễn ra khi một công ty thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc phí trực tuyến của chính phủ. Ví dụ là một doanh nghiệp trả tiền thuế bằng Internet.

Doanh nghiệp với chính phủ (B2G)

Một chính phủ sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp. Giao dịch đó có thể thuộc thương mại điện tử B2G. Ví dụ một thành phố hoặc thị trấn thuê công ty thiết kế, cập nhật trang web của mình. Loại thỏa thuận này có thể được coi là một hình thức B2G.

Người tiêu dùng với chính phủ (G2C)

Người tiêu dùng cũng có thể tham gia vào hình thức B2C. Những người thuộc danh mục này là người trả tiền vé giao thông. Hoặc những người trả tiền cho việc gia hạn đăng ký xe trực tuyến.

Kết luận

Hy vọng bài đăng này cung cấp cho mọi người một số hiểu biết về thương mại điện tử như thế nào và có thể áp dụng trong việc kinh doanh.Và nếu cần thêm lời khuyên hoặc thông tin, hãy liên hệ với hệ thống của website. Mong rằng mọi người sẽ lựa chọn nền tảng và đối tượng mục tiêu đúng đắn.

LynkSif

Recent Blog Posts

Lets Work Together
Contact Me